TÌM HIỂU VỀ CÁC CẤP ĐO ĐIỆN ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐO KIỂM

Tìm hiểu về các cấp đo điện để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị đo kiểm

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị đo, IEC 61010 thiết lập các tiêu chuẩn an toàn cho các môi trường làm việc với lưới điện khác nhau, được phân cấp từ CAT II đến CAT IV và được gọi là cấp đo điện. Thiết bị được dùng để đo các mạch điện chính sẽ được đánh dấu với một hoặc nhiều trong số ba cấp đo điện CAT II, CAT III hoặc CAT IV, để xác định vị trí đo nào là an toàn với người sử dụng.

Cấp đo điện

Các cấp đo được định nghĩa bởi khả năng xảy ra quá áp xung kích; mức quá áp cao hơn thì cấp đo cao hơn. Đo đó, việc đầu tiên là phải xác định xem bạn đang làm việc ở cấp độ nào để lựa chọn mức điện áp phù hợp.

Tất cả các cấp đo đều chỉ áp dụng ở điện áp thấp <1000 V. Đối với mỗi cấp đo (từ CAT IV tới CAT II), một mức điện áp pha so với đất được ghi rõ (thông thường là 50V, 100V, 150V, 300V, 600V hoặc 1000V) để biết được mức an toàn đối đa.

IEC 61010 định nghĩa ba cấp đo điện như sau:

  • CAT II: Ổ cắm điện, các phụ tải cắm vào ổ điện.
  • CAT III: Cáp điện phân phối bao gồm dây dẫn chính, các mạch phụ; và các phụ tải cố định.
  • CAT IV: Điểm đấu nối điện từ lưới cấp điện và bất kỳ cáp điện nào chạy bên ngoài nhà.

“CAT IV 300V, CAT III 600V” làm một ví dụ về việc ghi thông tin cấp đo điện trên thiết bị đo.

Như thế thiết bi đo chỉ có thể được dùng một cách an toàn ở các vị trí CAT IV nơi mà có điện áp so với đất là <300V và ở các vị trí CAT III <600V.

Thiết bị đo đó có thể hoạt động an toàn trên hệ thống phân phối điện 3 pha tại các điểm đo CAT IV nơi mà điện pha tới pha là 400V vì điện áp pha so với đất là 230V.

Tất cả các thiết bị đo được thiết kế để đo điện áp ở trạng thái ổn định bình thường nhưng cũng có khả năng chịu được các xung điện áp cao tức thì. Một lưu ý quan trọng là các thiết bị đo thông thường không được thiết kế để chịu được tình trạng quá áp liên tục có thể xảy ra trên lưới điện hoặc trong các môi trường công nghiệp.

Trả lời